Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2022

Tại sao Elon Musk mua Twitter

Hình ảnh
Elon Musk quyết tâm thâu tóm Twitter là nhằm thúc đẩy tự do ngôn luận trên mạng xã hội, nhưng mục tiêu này khiến giới chuyên gia lo ngại. Thông tin Musk muốn kiểm soát Twitter đã xuất hiện từ cuối tháng 3 khi ông tìm cách mua lại cổ phiếu công ty này càng nhiều càng tốt. Đầu tháng 4, hồ sơ gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) cho thấy, tỷ phú Mỹ đã sở hữu 9,1% cổ phần mạng xã hội. Giữa tháng này, ông tuyên bố đã "đưa ra lời đề nghị tốt nhất và cuối cùng" để mua Twitter. Ông cũng khẳng định đã chuẩn bị sẵn "Kế hoạch B" nếu thất bại, đồng thời tìm cách gặp riêng một số cổ đông lớn của Twitter để thuyết phục họ về giá thầu của mình. Nỗ lực của Musk khiến nhiều người đặt câu hỏi vì sao một người giàu nhất thế giới, sở hữu hàng loạt công ty lớn lại tìm cách thâu tóm một mạng xã hội. "Tôi nghĩ điều rất quan trọng là phải có một nền tảng toàn diện cho quyền tự do ngôn luận", Musk giải thích tại hội nghị TED diễn ra hồi giữa tháng. "Twitter đang t...

Những vụ thâu tóm đình đám trong giới công nghệ

Hình ảnh
 Số tiền 44 tỷ USD được Elon Musk đưa ra để mua Twitter hiện đứng thứ ba trong số những thương vụ công nghệ đắt đỏ nhất. Microsoft mua Activision Blizzard: 68,7 tỷ USD Ngày 18/1, Microsoft công bố đã bỏ ra 68,7 tỷ USD tiền mặt để mua hãng game nổi tiếng Activision Blizzard. Thương vụ dự kiến hoàn tất trong năm tài chính 2023 và là vụ thâu tóm công nghệ lớn nhất hiện nay. Giới công nghệ nhận định, động thái mới được cho là sẽ giúp Microsoft có thêm lợi thế trong cuộc đua metaverse. Satya Nadella, Chủ tịch kiêm CEO Microsoft, nhận định "game đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nền tảng metaverse". Activision Blizzard hiện là một trong những hãng game lớn nhất với hơn 10.000 nhân viên khắp thế giới, thu hút 400 triệu người dùng hàng tháng tại 190 quốc gia. Công ty sở hữu nhiều trò chơi đình đám như Warcraft, Diablo, Overwatch, Call of Duty và Candy Crush. Dell mua EMC: 67 tỷ USD Năm 2015, hãng máy tính Dell chi 67 tỷ USD để thâu tóm công ty lưu trữ dữ liệu EMC Co...

Công khai thuật toán của Twitter

Hình ảnh
 Musk cho rằng cần công khai về cách phần mềm quyết định cách hiển thị những gì người dùng thấy trên Twitter. Ông ủng hộ phương án lưu trữ thuật toán Twitter trên GitHub, trang web nổi tiếng trong giới lập trình viên, nơi họ có thể chia sẻ mã nguồn phần mềm với nhau. Phía ủng hộ cho rằng đây là bước đi minh bạch và cởi mở trong các công ty mạng xã hội, trong khi phía phản đối e rằng việc hé lộ thuật toán phức tạp của Twitter với công chúng sẽ không mang lại nhiều kết quả. Mạng xã hội như Twitter xử lý hàng tỷ nội dung mỗi ngày. Cách các dòng tweet thu hút chú ý, cũng như cách vận hành của hệ thống khuyến nghị trên Twitter, phức tạp và dày đặc đến nỗi các kỹ sư phần mềm của chính họ cũng khó hiểu logic hoạt động của nó. Tuyên chiến với các 'quân đoàn bot' Đối phó với sự phổ biến của bot và tài khoản giả mạo cũng là một trong những thay đổi được Musk quan tâm. Hoạt động kinh doanh của ông đã thu hút lượng lớn bot, trong đó có cả những tài khoản chuyên bảo vệ Tesla và công kích ng...

Rủi ro khi startup có quá nhiều tiền

Hình ảnh
 Khi đột nhiên có quá nhiều tiền từ gọi vốn hoặc IPO, các công ty khởi nghiệp có thể xa rời giá trị cốt lõi và trả giá đắt. Trong sự kiện Scale-Up Forum do Endeavor Việt Nam tổ chức cuối tuần trước, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Telecom, kể lại câu chuyện năm cách đây 12 năm, khi FPT lần đầu lên sàn chứng khoán (IPO) và những bài học ông rút ra từ việc công ty khởi nghiệp đột nhiên có quá nhiều tiền. "Gần 20 năm làm ở FPT, tôi khẳng định công ty chưa bao giờ cần tiền. Nhưng giai đoạn 2006, chúng tôi quyết định IPO vì nhận ra muốn thành công hơn nữa, muốn sánh ngang với những tên tuổi lớn, chúng tôi phải gọi vốn, phải lên sàn chứng khoán. Ngày 13/12/2006, FPT lên sàn, sau một đêm, công ty có hơn 150 triệu phú USD", ông Tiến kể. Ngay sau đó, cả công ty mắc một bệnh mà nhiều startup Việt bây cũng gặp phải đó là "đột kim" - bỗng nhiên có quá nhiều tiền và không biết dùng vào việc gì. Ông Tiến cho rằng điều này khiến startup có thể đối mặt với hai rủi ro lớn. Thứ nhất...

Dàn máy đào Bitcoin tại cơ sở của Coinmint tại Plattsburgh

Hình ảnh
 Giới thợ đào bắt đầu tìm kiếm nguồn năng lượng giá rẻ trên khắp thế giới để vận hành mỏ. Mạng lưới Bitcoin hoạt động theo phương thức bằng chứng công việc (PoW) nên ngốn nhiều năng lượng. Mỗi giao dịch trên hệ thống tiêu tốn 1.173 kilowatt điện, nhiều hơn lượng tiêu thụ của một gia đình trung bình tại Mỹ suốt một tháng. Giới chức Plattsburgh nhận được đơn đăng ký khởi động mỏ đào tiền số hàng tuần. Tháng 1/2018, một trận rét đột ngột quét qua. Mọi người sử dụng triệt để máy sưởi. Thành phố nhanh chóng vượt ngưỡng tiêu thụ thủy điện và phải mua năng lượng từ nơi khác với giá cao hơn. McMahon cho biết hóa đơn năng lượng nhà ông tăng 30-40 USD mỗi tháng. "Mọi người khi đó cảm thấy có vấn đề nhưng không biết nó bắt đầu từ đâu", ông nhớ lại. Khi mùa đông dài kết thúc, các khu vực xung quanh phát hiện mỏ đào Bitcoin sinh ra lượng nhiệt khổng lồ và cần thông khí liên tục để không bị quá nóng. "Những chiếc quạt thông gió tạo tiếng rít tần số cao và liên tục, giống như máy bay c...

Thành phố phải trả giá vì mỏ đào Bitcoin như thế nào

Hình ảnh
 Ngành công nghiệp đào Bitcoin khiến nhiều người thành triệu phú, nhưng không ít cộng đồng dân cư, như thành phố Plattsburgh (Mỹ), phải đánh đổi. Năm 2020, mạng lưới đào tiền điện tử toàn cầu sử dụng nhiều năng lượng hơn cả Thụy Sĩ. Khi đó, thành phố Plattsburgh ở bang New York có nguồn điện rẻ hàng đầu nước Mỹ nhờ năng lượng từ các thủy điện thuộc quyền quản lý của Cơ quan Năng lượng Niagara. Không mất nhiều thời gian để chi nhánh của công ty Coinmint thuê một cửa hàng Family Dollar ở Plattsburgh. Thanh tra công trình thành phố Joe McMahon kể lại rằng người ký hợp đồng thuê là Prieur Leary muốn mọi thứ được giải quyết nhanh gọn. "Anh ta muốn có năng lượng ngay trong đêm. Chúng tôi đều cảm thấy lo ngại nhưng không biết nguy cơ là gì", McMahon cho hay. Cointmint nhanh chóng triển khai máy chủ kín mặt sàn tòa nhà và vận hành chúng 24/7. Khi các thợ đào muốn mở rộng hoạt động sang trung tâm thương mại gần đó, quản lý Sở chiếu sáng Plattsburgh Bill Treacy nói họ sẽ phải đầu tư cơ...

Elon Musk không tham gia hội đồng quản trị Twitter

Hình ảnh
 Tỷ phú Elon Musk được xác nhận đã từ chối lời đề nghị tham gia hội đồng quản trị Twitter dù là cổ đông cá nhân lớn nhất. Ngày 11/4, trên tài khoản cá nhân, CEO Twitter Parag Agrawal cho biết đã gửi lời đề nghị đến Elon Musk, nhưng tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới từ chối. Trước đó, ông đã đầu tư vào Twitter với 9,1% cổ phần. "Musk sẽ không là thành viên hội đồng quản trị", Agrawal cho biết. "Tôi tin quyết định này là tốt nhất. Chúng tôi đã và sẽ luôn coi trọng ý kiến đóng góp từ các cổ đông, dù họ có thuộc hội đồng quản trị hay không. Elon là cổ đông lớn nhất của Twitter và chúng tôi sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp của ông ấy". Sau khi Agrawal đăng thông tin trên Twitter, Musk đã chia sẻ lại kèm theo biểu tượng cảm xúc "bịt miệng". Theo Guardian, động thái của Musk là điều bất ngờ. Trước đó, sau khi xác nhận là cổ đông lớn nhất của Twitter, tỷ phú này liên tục đưa ra các đề xuất cải tiến mạng xã hội, như dùng Dogecoin để thanh toán dịch vụ trả ph...

Apple Studio Display dính lỗi ngớ ngẩn

Hình ảnh
 Studio Display bị mắc kẹt về phần mềm khi không thể nâng cấp lên iOS 15.4.1 nhưng lại bị Apple chặn dùng iOS 15.4. Theo 9to5mac, nhiều người phản ánh màn hình Studio Display của họ không thể nâng cấp phần mềm và gặp lỗi sau khi nhận được thông báo có firmware mới từ Apple. Ban đầu, sự cố giống như một lỗi kết nối máy chủ, nhưng sau đó nhiều trang công nghệ phát hiện tình huống "dở khóc dở cười" này do chính nhà sản xuất gây ra. Đầu tháng 4, Apple ra mắt iOS 15.4.1 sửa lỗi hao pin trên iPhone. Sau đó năm ngày, hãng bắt đầu chặn việc cài đặt mới (khóa sign) đối với iOS 15.4. Đây là động thái thường thấy mỗi khi hãng ra phiên bản phần mềm mới nhằm ép người dùng cài các bản vá lỗi. Tuy nhiên, Apple quên rằng họ đang có một thiết bị chỉ hỗ trợ iOS 15.4 là Studio Display. Màn hình này không có bản cập nhật 15.4.1 nhưng cũng không thể cài 15.4 nữa, nên liên tục gặp vấn đề nâng cấp và không thể hoạt động. Trang Engadget cho biết hơn một ngày sau, Apple mới nhận ra vấn đề và mở khóa ...

Vivo ra smartphone gập đầu tiên

Hình ảnh
 Điện thoại Vivo X Fold có thiết kế tương tự Samsung Z Fold3, với màn hình 120 Hz, chip Snapdragon 8 Gen 1 và sạc nhanh 66 W. Vivo vừa công bố smartphone với cơ chế gập vào bên trong giống như phần lớn các điện thoại gập hiện có trên thị trường. Màn hình ngoài của máy có kích cỡ 6,53 inch sử dụng tấm nền AMOLED, còn màn hình chính bên trong 8,03 inch với tấm nền LTPO2. Cả hai đều hỗ trợ HDR10+ cũng như tần số làm tươi 120 Hz, tuy nhiên màn hình chính có thể tự điều chỉnh tần số làm tươi từ 1 Hz đến 120 Hz. Vivo sử dụng kính siêu mỏng UTG của Schott cho màn hình chính tương tự Galaxy Z Fold3. Một điểm khác biệt của sản phẩm mới so với các model màn hình gập khác là X Fold trang bị cảm biến vân tay siêu âm ở cả hai màn hình thay vì dùng cảm biến dạng vật lý nằm ở nút nguồn. Bản lề máy cho phép mở ra ở các góc từ 60 độ đến 120 độ. Vivo công bố độ bền của bản lề lên tới 300.000 lần, cao hơn nhiều so với mức 200.000 trên Galaxy Z Fold3. Về cấu hình, máy được trang bị chip Snapdragon 8 G...

Elon Musk được kêu gọi trả tài khoản cho Donald Trump

Hình ảnh
 Sau khi tỷ phú Elon Musk vào ban giám đốc của Twitter, nhiều người yêu cầu ông khôi phục tài khoản của cựu Tổng thống Mỹ Donal Trump. "Giờ Elon Musk là cổ đông lớn nhất của Twitter, đã đến lúc dỡ bỏ kiểm duyệt chính trị. Hãy mang tài khoản Trump trở lại", Hạ nghị sĩ Lauren Boebert viết sau khi nghe tin Musk mua 9,2% cổ phần mạng xã hội này. Bài viết của bà Boebert thu hút hơn 111 nghìn lượt thích và 14,7 nghìn lượt retweet. Theo New York Post, không chỉ Boebert, nhiều người khác cũng đề nghị Musk điều tương tự. Ngôi sao truyền hình Pete Hegseth nói trên kênh Fox & Friends: "Twitter từng là vùng đất mở của những tư tưởng tự do nhưng giờ nó đã bị kiểm soát. Họ đã gạt Trump và nhiều người khác đi. Nếu Musk mở lại tài khoản cho Trump, đó sẽ là bước ngoặt mở ra những cuộc trò chuyện ở Mỹ". Dù người dùng liên tục đặt câu hỏi cho Musk về quyền tự do ngôn luận, tỷ phú gốc Nam Phi vẫn im lặng và chưa phản hồi về việc có khôi phục tài khoản của Trump hay không. Cựu tổng ...

Nhờ giao đồ ăn, chàng trai 9x trở thành tỉ phú công nghệ

Hình ảnh
 Cơ hội đến với Fang khi đang là sinh viên năm hai. Anh cùng ba sinh viên khác là Evan Moore, Stanley Tang và Tony Xu làm chung một bài tập trên lớp. Sau khi nói chuyện với 8 chủ nhà hàng ở địa phương, họ nhận thấy việc nhận và giao hàng trên web luôn rối rắm và không thuận tiện. Cả nhóm đã lập trình trang PaloAltoDelivery, cho phép người dùng đặt đơn một cách nhanh chóng từ điện thoại di động. Ban đầu, đơn hàng chỉ là thực đơn dưới dạng PDF nhưng ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của người dùng và các chủ cửa hàng vì thao tác đặt và giao trên web mượt mà. Để chủ động tìm kiếm khách hàng, nhóm đã gửi email cho các sinh viên trong trường và ký túc xá. "Chúng tôi đã tự đi giao hàng trăm đơn đầu tiên, kể cả lúc giữa đêm, hay tranh thủ ngay trong giờ học", Tony Xu, đồng sáng lập của dự án, nói với Los Angeles Times. Đến năm 2013, PaloAltoDelivery nhận được 120.000 USD từ chương trình hỗ trợ khởi nghiệp Y Combinator. Fang và cộng sự đổi tên dự án thành DoorDash. Trước khi bắt đầu t...

Chàng trai 9x thành tỷ phú nhờ ứng dụng giao đồ ăn

Hình ảnh
 Với tài sản 1,1 tỷ USD, Andy Fang - Giám đốc công nghệ DoorDash - nằm trong số 12 tỷ phú trẻ nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes.Khi nhắc đến một doanh nhân công nghệ khuôn mẫu của Thung lũng Silicon, Andy Fang, CTO của ứng dụng giao đồ ăn nhanh DoorDash, là một ví dụ điển hình. Chàng trai người Mỹ gốc Hoa sinh năm 1992 hội tụ đầy đủ các yếu tố: tài năng - chăm chỉ - dám chấp nhận rủi ro. Nhưng đó không phải tất cả đặc điểm khiến mọi người gợi nhớ về Fang. "Andy Fang là kiểu học sinh mà bất kỳ giáo viên nào cũng yêu thích. Cậu ấy nỗ lực hết mình kể cả với những bài tập nhỏ nhất", Eric Nelson, chủ nhiệm khoa Khoa học máy tính tại Đại học Stanford, nhận xét trong tập san mùa đông năm 2018 của The Harker. Khi kể về quãng thời gian ở trường, tỷ phú 30 tuổi không nói về chuyên ngành mình theo học mà say sưa kể về một buổi nhạc kịch. "Tham gia vào vở nhạc kịch ấy là điều nằm ngoài vùng an toàn của tôi. Tôi đã hét lên trên sân khấu những câu đại loại như Music Man và Les Mi...