Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2022

Các nền tảng DeFi liên tiếp bị tấn công

Hình ảnh
 Ít nhất bốn nền tảng phi tập trung DeFi bị tấn công chỉ trong vài tuần, với thiệt hại từ hàng trăm nghìn USD tới hàng chục triệu USD. Ngày 21/3, nền tảng giao dịch hoán đổi Li Finance trở thành mục tiêu của tin tặc khiến ví của 29 người dùng bị đánh cắp tổng cộng 600.000 USD tiền điện tử. Có 10 token khác nhau bị kẻ gian nhắm đến như USD Coin (USDC), Polygon (MATIC), Tether (USDT)... Các token bị đánh cắp được chuyển sang Ethereum (ETH) với khoảng 205 đồng. Tuy nhiên, tính đến ngày 22/3, toàn bộ vẫn nằm trong ví của kẻ tấn công, chưa bị chuyển đi nơi khác. Nói với CoinTelegraph, CEO Philipp Zentner của Li Finance thừa nhận nền tảng của mình đã bị tấn công. Ngay khi phát hiện bị xâm nhập, hệ thống đã đóng tất cả các chức năng hoán đổi để ngăn thiệt hại thêm. Hiện các kỹ sư của Zentner đang khắc phục sự cố và vá lỗ hổng. Công ty cũng liên hệ với những người bị thiệt hại để thoả thuận đền bù. Li Finance hiện là giao thức tổng hợp thanh khoản xuyên chuỗi và giao dịch hoán đổi. Công ty cũn

GPT-3 được đánh giá hữu ích cho việc phân tích "lời nói" của động vật

Hình ảnh
 Theo các chuyên gia, những AI như GPT-3 được đánh giá rất hữu ích cho việc phân tích "lời nói" của động vật bởi hai lý do. Đầu tiên, các hệ thống học tập tự giám sát không yêu cầu dữ liệu do con người gắn nhãn - yếu tố vừa gây tốn kém vừa mất thời gian tạo ra. Thứ hai, các nhà nghiên cứu không biết động vật đang "nói gì", vì vậy việc tạo ra dữ liệu gắn nhãn về âm thanh của động vật bằng AI thông thường là điều không thể. Kevin Coffey, nhà khoa học thần kinh tại Đại học Washington, hiện nghiên cứu âm thanh của chuột. Ông nhận thấy loài này có khả năng tạo một mức độ phức tạp đáng ngạc nhiên trong các tiếng kêu và tin chúng có thể mang thông tin. Tuy vậy, cụ thể thông tin này có "cảm xúc" gì, ông chưa hiểu. Đó là lý do mà Coffey tạo ra "DeepSqueak" - phần mềm tự động ghi, tạo nhãn các tiếng kêu động vật và phân loại. Nhờ phần mềm này, ông đã bắt đầu cảm nhận được cảm xúc của chuột đang vui vẻ hay buồn chán ở một mức độ nhất định. Whale Safe, một d

AI đang cố hiểu 'lời nói' của động vật

Hình ảnh
 Các hệ thống AI thế hệ mới đang được phát triển nhằm giúp con người hiểu rõ hơn về âm thanh của thế giới động vật. Theo WSJ, mục tiêu của việc sử dụng AI để phân tích cú pháp "lời nói" của động vật là nhằm tạo ra các hệ thống phục vụ lĩnh vực chuyên dụng, chẳng hạn phát hiện và theo dõi tiếng kêu của cá voi để cảnh báo tàu thuyền tránh va chạm. "Thật thú vị khi dùng AI, cụ thể là công nghệ học sâu, để nghiên cứu ngôn ngữ động vật và tìm hiểu trí thông minh từ chúng", Oren Etzioni, chuyên gia về AI thuộc viện nghiên cứu Allen Institute, nhận xét. "Điều này có thể giúp bảo tồn động vật, cũng như thu hẹp khoảng cách giữa trí tuệ giữa con người và những loài khác". Các nhà nghiên cứu về giao tiếp động vật hiện sử dụng một nhánh của AI gọi là học tập tự giám sát - nền tảng gần đây đã chứng minh hiệu quả trong việc xử lý ngôn ngữ của con người. Theo Aran Mooney, chuyên gia của Viện Hải dương học Woods Hole, nhánh AI này có tính ứng dụng cao trong việc phân tích

Hoạ sĩ kiếm 700.000 USD trong 32 phút nhờ NFT

Hình ảnh
 Cam Rackam, 42 tuổi sống tại Mỹ, bán 10.000 hình con bò tót dưới dạng NFT trong 32 phút, thu về hơn 700.000 USD. Rackam cho biết Covid-19 đã tác động nặng nề đến các nghệ sĩ truyền thống như anh. Toàn bộ doanh nghiệp từng hái ra tiền của anh bị "đóng băng" khi không thể tổ chức các cuộc triển lãm nghệ thuật. Doanh số bán hàng không có và tiền hoa hồng từ các giao dịch trước kia cũng dần cạn kệt. Tính từ 2015 đến 2021, số tiền nhiều nhất anh kiếm được từ việc bán một tác phẩm nghệ thuật là 11.000 USD. Sau đó Rackam chuyển sang vẽ tranh kỹ thuật số. Khi đọc những thông tin về những bộ sưu tập NFT nổi tiếng như "Câu lạc bộ Du thuyền Bored Ape" hay NFT trị giá 69 triệu USD của Beeple, Rackam cho rằng đây là một không gian thú vị để khám phá và có thể sinh lời. "Tôi như nhìn thấy tất cả khách hàng của mình trên blockchain cùng lúc. Bạn có thể bắt đầu với những ý tưởng nghe có vẻ điên rồ", Rackam nói.  Anh bắt đầu liên hệ một trang meme (ảnh chế) phổ biến trên

Tính năng GOS trên smartphone Samsung

Hình ảnh
 Lời xin lỗi của Samsung được đưa ra sau gần nửa tháng GOS bị phát hiện giảm hiệu năng hàng nghìn ứng dụng smartphone đời mới, gồm cả dòng Galaxy S22 mới nhất. Công ty Hàn Quốc sau đó đã tung bản cập nhật để gỡ công cụ này. GOS giúp tối ưu hóa hiệu suất hệ thống khi chơi game trên điện thoại Samsung. Khi được bật, tính năng nhận diện ứng dụng nào là game để tự động hạ độ phân giải màn hình, điều chỉnh số khung hình trên mỗi giây, cân bằng hiệu suất GPU nhằm tránh cho thiết bị quá nóng và "ngốn" pin.  Tuy nhiên, GOS bị phát hiện đã liệt kê cả ứng dụng không phải game vào danh sách hạn chế. Theo PhoneArena, hành động này khiến người dùng sẽ khó chịu do không tận dụng được sức mạnh của ứng dụng. Đối với loạt Galaxy S22 mới nhất, GOS có thể cản trở khiến chip Exynos 2200 và Snapdragon 8 Gen 1 không phát huy tối đa khả năng xử lý. Trước Samsung, Apple và OnePlus cũng từng bị tố với hành động tương tự. Khi đó, các hãng này đều đưa ra lý do muốn tối ưu thời lượng pin cũng như đem lạ

Samsung xin lỗi vì giảm hiệu năng smartphone

Hình ảnh
 Giám đốc điều hành Samsung Electronics xin lỗi sau khi thừa nhận công ty đã điều chỉnh hiệu suất smartphone qua tính năng GOS. "Chúng tôi đã không xem xét đúng nhu cầu của người tiêu dùng", Han Hong-hee, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Samsung Electronics, nói trong cuộc họp với cổ đông hôm 16/3. Ông đồng thời cúi đầu xin lỗi vì tính năng Dịch vụ Tối ưu hóa Trò chơi GOS không mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng. "GOS được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất điện thoại dựa trên các trải nghiệm đa dạng của game thủ", ông Hong-hee cho biết. "Hiệu suất nhất quán của thiết bị rất quan trọng, nhất là khi chơi các game cao cấp.  Vì vậy, chúng tôi chỉ muốn giới hạn hiệu suất của CPU và GPU ở mức thích hợp để giảm tình trạng quá nóng trong khi vẫn duy trì tính nhất quán cho thiết bị". Ngoài ra, ông cũng hứa hẹn đảm bảo an toàn cho smartphone của hãng bằng các thuật toán kiểm soát nhiệt, đồng thời sẽ bổ sung tính năng mới để ngăn tình trạng quá nóng trên điện

Blockchain ngày càng được phát triển trong tương tai

Hình ảnh
 CE0, nhà sáng lập Icetea Labs – Trương Hồng Thi là vị diễn giả đã đồng hành cùng người xem làm rõ các khía cạnh liên quan đến lĩnh vực GameFi như NFT, token, phương thức kiếm tiền trong trò chơi... Là chuyên gia có sự am hiểu sâu sắc với blockchain và GameFi, anh Trương Hồng Thi nhận định xu hướng GameFi sẽ còn kéo dài trong thời gian tới. Anh đưa ra bức tranh chung cho thị trường và nhận định, hiện nay có nhiều trò chơi được ra mắt, nhưng những cái tên chạy ổn định chưa có nhiều, đa phần đang ở trạng thái đang phát triển hoặc chuẩn bị gọi vốn. Các nhà phát triển game trên nền tảng blockchain hiện nay đang phải giải quyết bài toán cân bằng giữa hình thức kiếm tiền và tiêu tiền trong mỗi trò chơi. "Giá trị của token trong game hiện nay đang giảm rất nhanh vì token thưởng cho người chơi nhiều mà cách thức tiêu ít, dẫn đến tình trạng lạm phát token. Đây là một bài toán mà các game trong blockchain cần phải giải để xây dựng hệ sinh thái GameFi phát triển lâu dài", đại diện Icete

'Đầu tư tiền mã hóa đừng mong nay chơi mai lãi'

Hình ảnh
 Từng nóng vội đầu tư tiền mã hóa và mất trắng, Phạm Phước Nguyên đến từ Coin98 chia sẻ đó là bài học xương máu, nhưng vẫn kiên nhẫn theo đuổi loại tài sản này. eBox chuyên đề blockchain "Nhập cuộc xu hướng" lên sóng tối ngày 9/3 bắt đầu bằng bài chia sẻ của đại diện Coin98 Phạm Phước Nguyên. Anh phân tích những cơ hội mà blockchain có thể mang lại, làm rõ định nghĩa công nghệ này là gì, đã phát triển mạnh mẽ ra sao trong những năm qua. Cho đến nay, anh đánh giá blockchain vẫn còn rất non trẻ và cần rất nhiều nhân lực tham gia vào thị trường để phát triển. Cùng với đó, diễn giả đã đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư khi muốn bắt đầu tham gia vào thị trường tiền số. Trong đó, quan trọng nhất là không nên mang quan điểm hôm nay đầu tư, mai giàu khi "chinh chiến" trong thị trường này. Các nhà đầu tư nên chọn những dự án có thể đi qua thời gian dài, trải qua những giai đoạn thị trường rung lắc mạnh và có một đội ngũ phát triển gắn bó. Về chiến lược đầu tư đối với một t

Cha đẻ của Bitcoin qua lời ám chỉ của Elon Musk

Hình ảnh
 Nếu xét về mục đích Bitcoin ra đời là để tìm kiếm giải pháp thanh toán mới, việc đồng tiền số này được lập ra bởi các tập đoàn công nghệ không phải vô lý. Samsung là tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc. Trong khi đó Toshiba là hãng công nghệ Nhật Bản - nơi được xem là quê hương của Bitcoin. Còn Nakamichi là một thương hiệu lớn về loa của Nhật Bản và hiện đã được bán cho Nimble Holdings của Trung Quốc. Motorola là công ty viễn thông đa quốc gia có nguồn gốc từ Mỹ và hiện thuộc về Lenovo của Trung Quốc. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng Elon Musk muốn nói người tạo ra Bitcoin đơn giản đã sử dụng những chữ cái đầu trong các thương hiệu trên để ghép lại thành biệt danh. Đây không phải lần đầu Musk nhắc đến danh tính cha đẻ Bitcoin. Trước đó vào năm 2017, tỷ phú gốc Nam Phi từng nhiều lần lên Twitter để bác tin đồn ông là Satoshi Nakamoto. Cuối năm ngoái, trong buổi phỏng vấn với Lex Fridman - nhà nghiên cứu AI nổi tiếng, Musk khẳng định: "Tôi biết ai đã tạo ra Bitcoin, nhưng chắc chắn