Kinh nghiệm mua màn hình máy tính cũ

 Sở hữu một chiếc màn hình máy tính LCD tốt là việc không quá khó khăn với những người rủng rỉnh tài chính. Thế nhưng, không phải ai cũng có vài triệu để sắm cho mình một chiếc Monitor mới, nhất là đối với sinh viên. Dưới đây là kinh nghiệm mua màn hình máy tính cũ từ chuyên gia

Một chiếc Monitor cũ có lẽ là giải pháp tối ưu nhất trong trường hợp này. Tuy nhiên, làm sao để mua được một chiếc màn hình máy tính cũ vừa rẻ lại vừa tốt thì không phải ai cũng biết. Bài viết này sẽ chia sẻ đến các bạn kinh nghiệm mua màn hình máy tính cũ giá rẻ mà chất lượng lại tốt nhất!

Quan niệm mua màn hình Second Hand dựa vào cảm tính là một suy nghĩ sai làm, bởi nếu như bạn biết cách lựa chọn và đánh giá màn hình trên các tiêu trí dưới đây thì việc bạn sở hữu một chiếc màn hình cũ chất lượng tốt là điều hoàn toàn trong tầm tay.

1. Lựa chọn màn hình theo mục đích sử dụng:

Nếu bạn chỉ sử dụng máy tính với mục đích học tập và giải trí đơn giản thì một chiếc màn hình LCD ở chế độ Wide là phù hợp nhất. Bởi màn hình ở  chế độ này giúp bạn có tầm nhìn mở rộng trong phạm vi các cửa sổ làm việc nên bạn có thể quan sát được toàn diện các văn bản và hình ảnh.

Còn nếu bạn là một game thủ hay một người làm thiết kế thì các loại màn hình vuông có độ phân giải cao là lựa chọn hàng đầu. Với một chiếc màn hình LCD vuông bạn sẽ dễ dàng thiết lập được độ phân giải tối ưu ở 1024 x 768 hay 2048 x 1024 khi chơi game.

2. Lựa chọn theo hãng sản xuất:

Không phải tự nhiên mà cùng một loại màn hình, cùng một kích cơ, cùng một thông số,… mà màn hình của các hãng khác nhau lại có giá khác nhau và chất lượng cũng khác nhau. Vậy! Kinh nghiệm mua màn hình máy tính cũ của hãng nào tốt nhất, được nhiều dùng tin tưởng nhất?

Ở thị trường Việt Nam có thể dễ dàng nhận thấy có 5 thương hiệu màn hình lớn đó là PANASONIC, LG, DELL, SONY và SAMSUNG, là những thương hiệu màn hình được đánh giá là có chất lượng tốt nhất.

Với màn hình máy tính để bàn cũ thì giá cả không chỉ phụ thuộc vào thương hiệu mà nó còn phụ thuộc vào màn hình máy tính đẹp hay xấu, chất lượng tốt hay không? Vì thế, kinh nghiệm mua màn hình máy tính cũ thì bước đầu tiên là chọn 5 thương hiệu trên, sau đó thì tùy chất lượng thực tế của từng màn hình mà có lựa chọn cuối cùng.

3. Đánh giá sơ bộ màn hình:

Điều đầu tiên bạn cần quan tâm đến là màu sắc của vỏ màn hình, bởi đây là dấu hiệu cho biết thời gian nó được sử dụng bao lâu rồi? Nếu vỏ màn quá mới thì có thể người chủ của nó đã thay bằng vỏ mới tinh, còn nếu vỏ đã ngả sang màu vàng nghĩa là nó đã được sử dụng quá nhiều rồi.

Tốt nhất là nên chọn một chiếc màn hình có màu cũ vừa phải còn nguyên zin, mặt hiển thị không có vết xước.

4. Kiểm tra xuất xứ và năm sản xuất:

Tất nhiên một chiếc màn hình có năm sản xuất gần nhất sẽ là một lựa chọn thông minh, bởi tuổi thọ của bóng hình có hạn nên nếu bạn chọn một chiếc màn hình có năm sản xuất cách xa thì tỷ lệ rủi do cũng tỷ lệ thuận với nó.

Còn về xuất xứ bạn có thể kiểm tra thông tin này ở phía sau của màn hình, tốt nhất bạn nên chọn một chiếc monitor có thông tin vẫn còn rõ ràng và sắc nét.

5. Chế độ tắt mở màn hình

Hãy cắm điện vào và bật công tác màn hình lên nếu trong khoảng 5-7 giây màn hình hiển thị được lên thì là ok. Tiếp theo bạn kiểm tra xem màn hình không bị co dúm hoặc bị nghiêng hay không bằng cách quan sát kỹ ở 4 góc màn hình.

Trong một số trường hợp khi mở màn hình lên sẽ có hiện tượng ban đầu hơi rung. Điều này thực chất là do chức năng khử từ dư, nên mỗi khi mở màn hình lên sẽ thấy hiện tượng đó (thường thấy ở màn hình DELL cũ và SONY).

Bạn nên chọn những chiếc màn hình khi mở lên phải sáng và có màu sắc trung thực.

Còn đối với việc tắt màn hình bạn cần chú ý xem màn hình có tắt hoàn toàn không? Có thấy hiện tượng đốm sáng giữa màn hoặc toàn bộ màn hình vẫn lờ mờ hay không? Nếu tất không thấy gì là ok.

6. Các nút tinh chỉnh Màn hình:

Sau khi kiểm tra chức năng bật tắt xong bạn hãy kiểm tra xem các nút tùy chỉnh màn hình có trơn chu hay không? có dễ điều khiển hay không? điều khiển có rõ ràng, co giãn có đều nhau hay không?… Nếu có thì bạn cứ bình tĩnh kiểm tra và tùy chỉnh, nếu không được thì chuyển qua màn hình khác.

Hãy kiểm tra chức năng của tất cả các nút tùy chỉnh phải hoạt động bình thường, chứ đừng vội vàng mua ngay nhé!

7. Kiểm tra đèn nền màn hình:

Một điểm cần lưu ý nữa khi mua màn hình cũ là hiện tượng “rò sáng” xung quanh viền của màn hình ở một số loại màn hình kém chất lượng. Để kiểm tra lỗi này bạn hãy cho màn hình chỉ hiển thị một màu đen, sau đó kiểm tra xem có bị rò sáng hay không.

8. Kiểm tra điểm ảnh chết trên màn hình:

Do tuổi thọ của màn hình có hạn nên sau một thời gian sử dụng nó thường xuất hiện những điểm ảnh chết, điều này cũng là dấu hiệu cho thấy chiếc màn hình đó sắp hỏng.

Bạn nên kiểm tra kĩ lưỡng lỗi này của màn hình bằng cách thay đổi các màu nền đen, trắng, đỏ, xanh,… khác nhau để phát hiện điểm ảnh chết. Bạn có thể yêu cầu nhân viên bán hàng test cho bạn kiểm tra.

9. Chọn độ phân giải màn hình:

Để kiểm tra độ phân giải màn hình bạn chỉ cần click chuột phải vào màn hình nền Desktop chọn Properties (đối với win 7,8,10 là Gcreen Sesolution) >> chọ thẻ Settings trong Display properties, mục monitor (Resolution) bạn để max.

Thông thường một màn hình máy tính 17 inch có độ phân giải 1024 x 768 pixels, các loại màn hình 20 – 22 inch có độ phân giải 1680×1050 pixels. Tùy vào kích cơ màn hình và loại màn hình khác nhau như HD, màn hình máy tính Full HD,… mà sẽ có độ phân giải khác nhau.

Bạn hãy chọn một chiếc màn hình có thể đặt độ phân giải sao cho phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Một chiếc màn hình máy tính full hd tốt nhất sẽ phù hợp với mục đích sử dụng của bạn.

10. Tần số quét của màn hình:

Để kiểm tra tần số quét bạn kích chuột phải vào màn hình nền chọn Gcreen Sesolution >> Chọn Advanced Settings >> Chọn thẻ Monitor và đặt tần số quét này lên đến mức cao nhất mà màn hình hỗ trợ. Và bạn phải nhớ đánh dấu kiểm vào ô “Hide modes that this monitor cannot display” trước khi chọn độ Screen refresh rate nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Apple TV 4K thế hệ mới ra mắt với giá rẻ hơn

Hướng dẫn chọn CPU cho PC làm đồ họa chuyên nghiệp

Những vụ hack nghiêm trọng nhất thế giới năm 2021